Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không ?

Ngày đăng 20/02/2023 16:19

Dây chằng chéo sau là 1 trong các dây chằng ở đầu gối. Nó hợp với dây chằng chéo trước thành hình chữ X, giúp kế nối xương đùi với xương ống chân. Đứt dây chằng chéo là tình trạng bị căng, rách một phần hoặc hoàn toàn, thường do va chạm mạnh khi chơi thể thao, gặp tai nạn. Chấn thương này gây đau, sưng, và cảm giác mất ổn định cho khớp gối.

Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.

Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau

dut-day-chang-cheo-sau-la-gi

Các bác sĩ chia đứt dây chằng chéo sau thành 4 cấp độ khác nhau:

- Độ 1: Dây chằng bị rách một phần.

- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, đầu gối hơi lỏng hơn độ 1.

- Độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn và gây ra tình trạng mất vững khớp gối.

- Độ IV: Dây chằng chéo sau bị tổn thương cùng lúc với 1 dây chằng khác.

Nếu như đứt dây chằng chéo trước thường phát ra tiếng kêu lục cục thì đứt dây chằng chéo sau thường không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, nhiều người không nhận biết được tình trạng chấn thương của bản thân, hoặc đơn giản cho rằng đó chỉ là một sự cố nhỏ, không kịp thời đi khám và điều trị.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đứt dây chằng chéo sau có những biểu hiện cụ thể, tương đối rõ ràng:

- Sưng tấy: Biểu hiện sưng tấy đầu gối xả ra rất nhanh khi dây chừng đứt, thường là trong vài giờ sau thời điểm chấn thương.

- Đau: Mức độ đau thường tự nhẹ tới mạnh và khiến người bệnh phải đi khập khiễng, nhất là khi phải dồn lực sang chân bị thương.

- Mất ổn định: Bạn có thể cảm nhận được sự lỏng leo ở khu vực khớp gối, nhất là khi cần di chuyển.

Đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?

Nhìn chung, đa số các ca bị chấn thương dây chằng chéo sau không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp mà các cấu trúc khác tại đầu gối,như sụn khớp hoặc các dây chằng khác cũng bị tổn thương mà không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây nhiều biến chứng khó lường.

dut-day-chang-cheo-sau-co-nguy-hiem-khong

Nếu các thành phần cấu tạo nên khớp gối bị chấn thương nhiều thì đầu gối của chúng ta có nguy cơ cao bị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Các tổn thương ở dây chằng chéo sau có thể cấp tính hoặc mạn tính. Cấp tính là chấn thương xuất hiện một cách độ ngột, cho tai nạn, vấp ngã, va chạm khi chơi các môn thể thao có cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ, tennis… Các tổn thương mạn tính có liên quan đến dây chằng chéo sau thường phát triển dần theo thời gian.

Do đó, khi có những triệu chứng của đứt dây chằng chéo sau thì các bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng: Hỏi về quá trình chấn thương, kiểm tra thể chất người bệnh và áng đi, sử dụng máu đo khớp; Kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng: Chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT, siêu âm... Nếu để lâu sẽ khiến đầu gối bị mất vững, giảm biên độ vận động nghiêm trọng.

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html